Rệp sáp

Tên khoa học: Pseudococcus spp.

Đặc điểm hình thái của rệp sáp Pseudococcus spp.

- Rệp sáp có hình oval (hình bầu dục), thuôn dài. Con cái trưởng thành dài khoảng 2,5 - 4mm, chiều ngang khoảng 0,7-3mm. Mình có nhiều sợi sáp màu trắng. Nếu gạt lớp bột sáp ra cơ thể có màu vàng nhạt. Rệp cái không có cánh, rệp đực nhỏ hơn có cánh, không có sáp, mắt đen to, râu và chân có nhiều lông ngắn, miệng thoái hóa, không ăn chỉ giữ nhiệm vụ giao phối.

Rệp sáp hại cây trồng

Rệp sáp hại cây trồng

- Trứng hình bầu dục nhỏ màu trắng trong, trứng được đẻ thành bọc, trong bọc các trứng xếp chồng lên nhau, phía ngoài bọc có lớp sáp bông trắng bao phủ. Rệp sáp hại dứa thường đẻ trứng ở phía chân các lá già, cổ rễ sát thân cây.

- Rệp non lúc mới nở có màu xám, nhỏ bằng con mạt, sau lần lột xác thứ nhất chuyển sang màu hồng nhạt, chưa có sáp trắng bao phủ, hoạt động nhanh nhẹn. Sau nở khoảng 7 - 1 ngày gần đuôi hình thành hai tua áp dài, sau đó các tua khác dần dần hình thành, trên cơ thể bắt đầu có áp trắng bao phủ và từ đó chúng di chuyển chậm chạp và thường tìm các nơi kín đáo để sinh sống.

Đặc điểm sinh sản của rệp sáp

Rệp sáp sinh sản rất nhanh, có thể sinh sản theo kiểu đơn tính và lưỡng tính. Con đực có thêm giai đoạn tiền nhộng và nhộng. Rệp cái đẻ trứng thành từng ổ, một con cái đẻ khoảng 300 - 400 trứng, tỷ lệ nở của trứng khá cao khoảng 80% trở lên. Rệp sáp đẻ trứng sớm, sau khi nở khoảng 20 - 25 ngày (tuổi 3) là rệp sáp bắt đầu đẻ trứng, từ khi bắt đầu đẻ đến lúc ngưng đẻ và chết là khoảng 20 - 30 ngày.

Điều kiện phát triển của rệp sáp Pseudococcus spp.

Rệp sáp phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm, thiệt hại phổ biến trong mùa khô hanh khi cây bị thiếu nước do rệp tập trung phá hại ở phía gốc cây và cuống quả.

Vào cuối mùa mưa chuyển sang mùa khô, rệp sáp phát triển mạnh. Trong điều kiện có nhiều cỏ rác, lá cây mục tụ ở xung quanh gốc để kiến trú ngụ mang rệp lây lan.

  • Côn trùng sống cộng sinh với Rệp sáp: 

Rệp sáp ít di chuyển, phần lớn nhờ vào một số loài kiến tha đi (kiến hôi, kiến cao cẳng…).

Kiến sống cộng sinh với rệp sáp

Kiến sống cộng sinh với rệp sáp 

Ngoài ra, chúng còn là môi giới truyền virus gây ra bệnh héo đỏ lá dứa, một bệnh rất quan trọng ở các vùng chuyên canh dứa

Rệp sáp hại cây có múi

Đặc điểm gây hại trên cây có múi

Rệp sáp gây hại ở đọt non, lá non, hoa, trái…và cả rễ cây có múi. Trong quá trình sống rệp bài tiết nhiều đường mật, làm môi trường cho nấm bồ hóng phát triển. Nếu mật độ cao, gây hại nặng, rệp có thể làm cho rễ cây bị hư thối, cây bị suy kiệt, bộ lá vàng úa và chết.

rệp sáp Pseudococcus sp.

(A) Rệp sáp trên vỏ trái; (B) Rệp sáp trên vỏ cuống trái; (C) Rệp sáp trên rễ cây; (D) ) Rệp sáp phát triển và nhân nhanh mật số

Biện pháp phòng trừ rệp sáp hại cây có múi

- Xử lý hố trước khi trồng với Diazinon hay Carbofuran. Những cây bị chết do rệp sáp hại, trước khi trồng lại cần xử lý hố.

- Trong mùa khô cần tưới đủ ẩm cho cây, diệt kiến xung quanh gốc và kiểm soát rệp sáp ở những bộ phận phía trên mặt đất.

- Do cơ thể của rệp được phủ một lớp sáp nên phải sử dụng những loại thuốc có tính xông hơi hay nhũ dầu như Dầu khoáng hay hỗn hợp Dầu khoáng với Pymetrozin… để phun hay tưới vào đất xung quanh bộ rễ.

- Nếu đất trong vườn khô có thể dùng xà beng chọc một số lỗ trong diện tích hình chiếu của tán cây, với độ sâu khoảng 20-40cm. Sau đó pha thuốc tưới đầy các lỗ vừa chọc và lấp kín đất lại.

 

- Nếu đất vườn ẩm ướt có thể dùng cào sắt xới lớp đất mặt dưới tán cây, sâu khoảng 5-7cm rồi rải thuốc. Cào nhẹ trộn thuốc xuống dưới để thuốc bốc hơi diệt rệp.

Rệp sáp hại cây thanh long

Đặc điểm gây hại trên cây thanh long

Rệp gây hại trong suốt giai đoạn phát triển của quả từ khi còn nhỏ cho đến lúc chín. Rệp sáp chích hút nhựa ở tất cả các bộ phận của cây: cành non, nụ hoa, trái và rễ cây (đặc biệt là trên quả và tai quả) làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ đậu trái. Đối với rệp sáp hại bộ phận dưới mặt đất thì chúng được bao bọc bởi một lớp sáp dày xung quanh nên việc phòng trị bằng thuốc hoá học ít hiệu quả. Chất thải của rệp tạo điền kiện cho nấm bồ hóng (Capnodium sp.) phát triển làm quả bị phủ một lớp bồ hóng, màu đen bẩn, làm giảm phẩm chất quả.

Pseudococus rệp sáp hại thanh long

(A) Rệp sáp gây hại trên vỏ trái thanh long; (B) Rệp sáp có thể sống trong đất và phân bón gốc; (C) Rệp sáp gây hại trên thân cành thanh long

Biện pháp phòng trừ rệp sáp hại cây thanh long

- Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện sớm rệp sáp.

- Tỉa bỏ và tiêu huỷ những bộ phận của cây nhiễm rệp sáp nặng.

- Cần chú ý diệt kiến nếu chúng xuất hiện đồng thời cùng với rệp sáp (kiến tha rệp sáp tìm nguồn thức ăn mới).

- Phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời nhất là ở giai đoạn cây đang có bông, trái non, trái đang phát triển: Các loại nông dược có thể sử dụng như: Fenitrothion + Fenpropathrin (Danitol S 50EC,…), Chlorpyrifos Ethyl (Mapy 48EC,...), Imidacloprid (Confidor 100SL, Imidan 10 EC,…), Buprofezin (Butyl 10WP, Apolo 10WP, 25WP...)…có thể pha thêm nước rửa chén để tăng hiệu quả của thuốc.

- Cần trừ rệp sau mỗi đợt thu hoạch trái hay vào mùa chuẩn bị chong đèn.

Rệp sáp hại cây khoai tây

Đặc điểm gây hại trên cây khoai tây

Rệp sáp thường xuất hiện vào thời kỳ cây sinh trưởng mạnh, tụ tập ở phần ngọn, nách và mặt dưới của lá. Khi gần thu hoạch, rệp sống chủ yếu ở phần gốc cây khoai tây, bám vào mắt củ và theo củ vào ở thời kỳ bảo quản. Ở thời kỳ bảo quản rệp thường sống tập trung ở mắt củ, xung quanh mầm để chích hút nhựa của mầm khoai tây làm cho mầm bị teo khô, củ giống bị khô cứng lại, khi trồng không mọc được.

Rệp sáp hại khoai tây

Rệp sáp hại khoai tây (Pseudococcus citri Russo)

Biện pháp phòng trừ rệp sáp hại cây khoai tây Pseudococcus citri Russo

- Bảo quản khoai giống nơi khô ráo, xếp lên giàn, thoáng gió, không xếp quá dày.

-  Khử trùng kho chứa và giàn sạch sẽ trước khi đưa củ lên giàn.

- Phun thuốc trước khi thu hoạch: Bằng các hoạt chất Lamda-Cypermethrin, Profenofos hay các hỗn hợp Profenofos + Cypermethrin, Thiamethoxam + Lamda-Cypermethrin…

Rệp sáp hại cây cà phê

Đặc điểm gây hại trên cây cà phê

Rệp cái đẻ trứng, sau khi nở, rệp tập trung từng đám ở kẻ lá, chồi non, các cuống của chùm hoa, quả. Mùa khô, rệp bò xuống gốc cây. Nhựa cây và chất dịch do rệp tiết ra làm thức ăn cho loài nấm Bornetinia corium, sợi nấm này đan thành tổ bao che rệp. Rệp chích hút rễ và gốc cây làm cây sinh trưởng yếu, lá vàng có thể bị chết dần. Rệp sáp phấn cũng tiết dịch làm môi trường cho nấm bồ hóng đen phát triển dẫn dụ kiến đến. Rệp chích hút nhựa làm hoa quả khô rụng.

(A) Rệp sống thành quần thể trên các bộ phận cây trồng; (B) Rệp có thể sống riêng lẻ trên các bộ phận cây trồng; (C) Rệp sống và gây hại trên trái cà phê; (D) Rệp gây hại tạo nên bồ hóng (mụi đen) trên lá.

(A) Rệp sống thành quần thể trên các bộ phận cây trồng; (B) Rệp có thể sống riêng lẻ trên các bộ phận cây trồng; (C) Rệp sống và gây hại trên trái cà phê; (D) Rệp gây hại tạo nên bồ hóng (mụi đen) trên lá.

Biện pháp phòng trừ rệp sáp hại cây cà phê Pseudococcus mercaptor

- Trồng 1-2 vụ phân xanh trước khi trồng cà phê để hạn chế rệp phá hại.

- Phun trừ rệp sáp trên cây bằng : Actara 25WG, Selecron 500EC, Polytrin P 440EC hay hỗn hợp Thiamethoxam và Lamda-cyhalothrin.

- Trừ rệp hại gốc bằng tưới các dung dịch thuốc kể trên hoặc rải thuốc hạt như Diazinon, Carbofuran vào gốc.

Rệp sáp hại cây hồ tiêu

Đặc điểm gây hại trên cây hồ tiêu

Rệp sáp chích hút rễ, thân, lá, chùm hoa, chùm quả tiêu. Làm cho lá tiêu vàng, vườn tiêu chậm lớn. Tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh gây hại. Có thể làm chết cây tiêu, chết toàn bộ vườn tiêu.

Rệp sáp hại lá hồ tiêu

Rệp sáp hại trên lá hồ tiêu

Rệp sáp hại gié quả hồ tiêu

Rệp sáp hại trên gié quả

Rệp sáp hại rễ hồ tiêu

Rệp sáp hại rễ tiêu

Biện pháp phòng trừ rệp sáp hại cây hồ tiêu

- Làm thông thoáng vườn tiêu: dọn cỏ, cắt tỉa cành nhánh phần sát mặt đất.

- Theo dõi, phát hiện rệp sáp sớm thì trừ rất hiệu quả và tốn ít tiền.

- Chú ý phòng trừ rệp sáp trong 3 năm đầu trồng tiêu.

- Sử dụng các thuốc hóa học để phòng khi trồng mới: Basudin10H, Diaphos 10H. 2.5.

  • Đối với rệp sáp hại thân, cành, lá, chùm hoa, chùm quả: Pseudococcus spp

- Loại thuốc sử dụng:  Suprathion 40 EC Supracide 40 EC Actara 25WG Subatox 75 EC Pyrinex 20 EC

- Cách sử dụng: phun vào cây, chú ý những chỗ có rệp đang phá hại.

  • Đối với rệp sáp hại rễ: Pseudococcus citri

- Loại thuốc sử dụng (như trên). Suprathion 40 EC Supracide 40 EC Actara 25WG Subatox 75 EC Pyrinex 20 EC - Tưới vào những lỗ đã tạo sẵn.

- Mỗi gốc tưới 1-2 lít thuốc đã pha với nước. Những trụ tiêu bị hại nặng tưới từ 34 lít.

- Tưới 02 lần, cách nhau 15 ngày. (lưu ý vòng đời của rệp sáp)

Rệp sáp hại cây dứa (thơm, khóm)

Đặc điểm gây hại trên cây dứa

Rệp sáp hại dứa có 3 tuổi. Vòng đời dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ và ẩm độ môi trường, biến động trong khoảng 42 - 63 ngày, mỗi năm rệp có khoảng 5 - 6 lứa.

Rệp sáp tấn công trên rễ, chồi, thân, lá, hoa và quả của cây dứa. Rệp chích hút nhựa làm cây sinh trưởng kém, lá vàng và khô.

 Rệp sáp gây hại thân dứa

 Rệp sáp gây hại thân dứa 

Các vết châm của rệp làm cho mô của cây bị thâm nâu, hạn chế quá trình vận chuyển chất trong cây.

Rệp sáp gây hại quả dứa

Rệp sáp gây hại thân dứa 

Các cây dứa bị rệp sáp gây hại sinh trưởng phát triển yếu, cây còi cọc, lá chuyển màu xanh vàng có ánh đỏ,

Quả bị rệp hại có nhiều vết bẩn trên quả, chất lượng suy giảm nhiều.

Rệp sáp gây hại mắt dứa

Rệp sáp gây hại mắt dứa 

Trong khi chích hút nhựa, chúng thải ra chất đường mật làm hấp dẫn kiến và nấm bồ hóng làm cho cây kém phát triển.

Biện pháp phòng trừ rệp sáp hại cây dứa Pseudococcus brevipes

- Cần diệt trừ kiến vì kiến tha các con rệp đem giấu ở gốc cây dứa.

- Làm kỹ các khâu như kỹ thuật canh tác, bón phân, giải quyết tốt điều kiện tưới tiêu nước,...

- Mật độ trồng hợp lý, luôn giữ cho vườn dứa sạch cỏ dại, thông thoáng.

- Sau mỗi chu kỳ cây dứa, luân canh với các cây trồng khác từ 1 - 2 năm trước khi trồng dứa trở lại.

- Thường xuyên thăm nom ruộng dứa để phát hiện cây héo và nhổ bỏ hay xử lý thuốc kịp thời.

 Thăm nom ruộng dứa

 Thăm nom ruộng dứa

- Chồi giống cây dứa lấy từ các vườn không có rệp áp, xử lý bằng este của acid photphoric ở nồng độ 0,02 - 0,03%. Sau khi xử lý để chồi giống trong bóng râm 12 giờ để thuốc thấm vào lá nếu nhúng gốc chồi, 3 – 5 phút nếu ngâm ngập chồi trước khi đem trồng.

- Có thể xử lý bằng Basudin 50EC hoặc Ofatox 400E nồng độ 0,1% + 0,4% dầu khoáng (hoặc dầu hỏa) để loại trừ nguồn rệp ban đầu.

- Vệ sinh vườn dứa: Khi làm đất, thu dọn hết tàn dư cây dứa cũ và cỏ dại trên đồng ruộng. Tạo vành đai chống kiến xâm nhập từ ngoài vào vườn dứa.

Vệ sinh ruộng trước khi trồng

Vệ sinh ruộng trước khi trồng 

- Nhổ bỏ và tiêu hủy các cây bị hại nặng.

- Nhúng gốc cây con trước khi trồng vào dung dịch thuốc Oncol 20EC (pha 40ml trong 1 lít nước).

- Khi rệp sáp hại dứa đạt tới mật độ 7 - 10 con/cây cần phải tiến hành biện pháp diệt trừ bằng phun dầu khoáng và thuốc hoá học như Oncol 20EC, Supracide 40ND, Danitol 10EC, Nurelle D 25/2.5EC, Cori 23EC, Mospilan 3EC.

- Phun thuốc lên cây vào đầu và cuối mùa mưa.

Rệp sáp hại cây xoài

Đặc điểm gây hại trên cây xoài

Có nhiều loài rệp sáp gây hại trên xoài nhưng quan trọng là loài gây hại trên trái vì chúng gây ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất và giá trị thương phẩm của trái.

Rệp sáp ở mặt dưới lá, chích hút nhựa lá non, cuống trái, chất thải của rệp tạo điều kiện nấm bồ hống phát triển làm cho trái chậm lớn.

(A) Rệp sáp gây hại trên trái; (B) Rệp sáp gây hại trên cuống trái.

(A) Rệp sáp gây hại trên trái; (B) Rệp sáp gây hại trên cuống trái.

Biện pháp phòng trừ rệp sáp hại cây xoài

- Cắt tỉa tiêu hủy cành lá bị hại và tạo điều kiện thông thoáng cho vườn.

- Bảo tồn thiên địch như: ong ký sinh và bọ rùa... để hạn chế rệp sáp.

- Dùng thuốc hóa học có hoạt chất Pymetrozin...

Rệp sáp hại cây bơ

Đặc điểm gây hại trên cây bơ

Rệp cái đẻ trứng ở các kẻ lá non, nách cành non. Đây là bộ phận non, mềm và giàu chất dinh dưỡng nên rệp dễ dàng phát triển. Rệp tập trung từng đám ở kẻ lá, chồi non, chùm hoa và quả non. Phá hại các cuống của hoa và quả. Mùa khô rệp bò xuống sống ở gốc cây. Nhựa cây và chất dịch do rệp tiết ra làm thức ăn cho loài nấm Bornetinia corium phát triển, sợi nấm đan thành tổ bao che rệp. Rệp chích hút rễ và gốc cây làm rễ phát triển kém, cây sinh trưởng yếu, lá vàng có thể bị chết dần.

Rệp hại ở nách cành bơ non

Rệp hại ở chồi non

Rệp hại ở chồi  bơ non

Rệp sáp hại cuống quả bơ

Rệp sáp hại cuống quả bơ

Rệp sáp phấn cũng tiết dịch làm môi trường cho nấm bồ hóng đen phát triển dẫn dụ kiến đến.

Rệp chích hút nhựa ở các bộ phận non của cây làm hoa quả khô rụng.

Biện pháp phòng trừ rệp sáp hại cây bơ

- Cắt tỉa những cành sâu bệnh, cành già, cành vượt nằm trong tán lá để vườn cây thông thoáng.

- Thường xuyên dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tụ ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến.

- Dùng máy Bơm xịt mạnh tia nước vào chỗ có nhiều rệp đeo bám có tác dụng rửa trôi bớt rệp, đồng thời tạo ẩm độ trên cây làm giảm mật số rệp.

- Thường xuyên kiểm tra 10 ngày lần để phát hiện sự xuất hiện của rệp sáp ở trên lá, cành, chùm quả, thân, phần thân giáp với mặt đất và phần rễ trong đất. Nếu thấy có rệp dù ở mật số thấp cũng phải diệt trừ ngay vì rệp sáp sinh sản rất nhanh.

- Trừ rệp sáp trên lá và chùm quả: phun thuốc kỹ ướt đều cây, phun hai lần cách nhau 7-10 ngày để diệt tiếp lứa rệp non mới nở.

- Có thể sử dụng các loại thuốc sau để phun trừ rệp

+ Nurelle D 25/2.5EC, Oncol 20EC: 25-30 ml/ bình 8 lít Cori 23EC: 20 ml/bình 8 lít

+ Mospilan 3EC: 15 ml/bình 8 lít Elsan 50EC: 30 ml/bình 8 lít

+ Applaud 10WP: 20-30 g/bình 8 lít hoặc Applaud 25SC: 8-12 m/bình 8 lít

+ Dầu khoáng Citrole 96.3EC: 40 ml bình 8 lít.

Nguồn: Admin tổng hợp
DMCA.com Protection Status