Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải không hạt sai trĩu quả

Cây trồng liên quan: Cây vải

Vải là một loại quả được nhiều người ưa thích. Thường những giống vải truyền thống có hạt khá to, tuy nhiên giống "VẢI KHÔNG HẠT" lại trở thành cơn sốt trên thị trường nông sản hiện nay.

Cây vải không hạt

1. Tại sao giống vải không hạt lại gây sốt hiện nay?

- Giống cây vải không hại có nguồn gốc từ Thái Lan. Được du nhập vào nước ta khoảng vài năm trở lại đây. Vải không hạt đang dần được phổ biến thay thế dần các giống vải cũ năng suất, chất lượng thấp.

- Giống cây vải không hạt về cảm quan không khác gì so với các giống vải truyền thồng. Chỉ khác biệt ở chỗ là giống vải này HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ HẠT.

Quả vải không hạt

- Quả của vải không hạt to ngang với các giống vải truyền thống. Khi chín quả có màu đỏ rực và khi ăn có vị ngọt đậm đà. Do đặc điểm giống không có hạt nên phần thịt sẽ chiếm hầu như toàn bộ bên trong ruột. Đây là ưu điểm nhất của vải không hạt khi ăn vải không phải để ý đến hạt bên trong.

- Vì không có hạt nên năng suất giống vải không hạt tăng lên. Giá bán cao nên giá trị kinh tế của vải không hạt tăng khoảng 20% so với giống vải hiện nay. Chính vì thế mà giống vải không hạt ngày càng được nhân rộng mang ại hiểu quả kinh tế cao.

2. Kỹ thuật chọn giống vải không hạt

- Hiện nay, giống vải không hạt được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp chiết ghép nên cây con sẽ giữ được nguồn gen của chính cây mẹ cho năng suất cao.

- Khi chọn cây giống phải có nguồn gốc rõ rang. Chỉ chọn giống tốt để trồng, tránh mua giống ở nơi không uy tín.

Cây giống vải không hạt

- Cây giống vải không hạt cần đạt một số tiểu chuẩn sau: Cây giống sinh trưởng khỏe mạnh, không nhiễn sâu bệnh hại. Tuổi cây xuất vườn: Sau khi ghép từ 7 – 8 tháng, cây có chiều cao từ 50 – 70 cm, đường kính thân từ 2 – 3 cm. Cây được bảo quản nơi thoáng mát dưới ánh sáng tán nhẹ từ 10 – 15 ngày trước khi xuất vườn ươm.

3. Thời vụ trồng  và mật độ trồng cây vải không hạt

- Cây vải không hạt có thể trồng được quanh năm. Nhưng thích hợp nhất là trồng vào vụ xuân (tháng 2 – 4 dương lịch) và vụ thu (tháng 8 – 10 dương lịch).

- Tùy thuộc vào độ màu mỡ của đất, điều kiện khí hậu cũng như khả năng thâm canh, mức độ đầu tư mà xác định mật độ trồng và khoảng cách trồng vải không hạt hợp lý. Khoảng cách thích hợp là cây cách cây 7 m x 7 m hoặc 8 m x 8 m (mật độ 205 cây và 156 cây/ha).

Xem thêm < Kali Sunphat >

4. Kỹ thuật chọn vùng trồng và làm đất trồng cây vải không hạt

- Cây vải không hạt là loại cây không quá kén đất. Có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất thịt nhẹ, đất cát pha, đất đỏ bazan… đất có thành phần cơ giới nhẹ. Tuy nhiên để cây vải không hạt đạt năng suất cao cần chọn vùng trồng có đất tốt giàu dinh dưỡng và đất cần tơi xốp thoát nước tốt do cây vải không hạt không chịu được ngập úng.

- Làm đất và đào hố trồng cây vải không hạt: Việc làm đất, đào hố trồng cây cần được tiến hành trước ít nhất 1 tháng để đất có thời gian nghỉ, đồng thời diệt các mầm bệnh tiềm ẩn trong đất có thể gây hại cho cây sau khi trồng.

Trồng vải không hạt tại Bắc Giang

- Đất được làm sạch cỏ dại và thu gom các tàn dư thực vật đem đi thiêu hủy để giảm nguồn bệnh gây hại cho cây. Xác định mật độ trồng và tiến hành đào hố.

- Kỹ thuật đào hố theo nguyên tắc: đất xấu đào to, đất tốt đào nhỏ. Thông thường kích thước hố đào: Dài x rộng x sâu là 0,8 m x 0,8m  x 0,6 m; vùng đồi đất xấu cần đào hố to hơn với kích thước tương ứng là 1 m x 1 m x 0,8 m.

- Bón lót được tiến hành khi đào hố xong: Lượng bón tính theo 1 hố: 30 – 50 kg phân chuồng + 0,7 – 1,0 kg supe lân + 0,5 kg vôi bột. Toàn bộ phân bón được trộn đều với lớp đất mặt bón xuống đáy với 3/4 hố. Đất còn lại lấp phủ lên mặt hố cao hơn mặt hố từ 10 – 20 cm để quá trình tưới nước đất nén chặt bằng mặt hố là được.

5. Kỹ thuật trồng cây vải không hạt

- Dùng dao nhọn rạch bỏ bầu nilong, đào 1 hố nhỏ chính giữa hố trồng, đặt cây vào hố, mắt ghép hướng về hướng gió chính và lấp đất vừa bằng cổ rễ hoặc cao hơn 2 – 3 cm.

- Không được lấp quá sâu, trồng xong phải tưới ngay và dùng cỏ mục ủ gốc (lưu ý phải cách gốc từ 10 – 15 cm để tránh sâu bệnh xâm nhập).

Kỹ thuật trồng cây vải không hạt

6. Kỹ thuật chăm sóc cho cây vải không hạt

6.1 Kỹ thuật tưới nước, làm cỏ cho vườn vải

- Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi quả đang lớn và lúa quả sắp chín.

- Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc vải bằng cỏ, rác, cây phân xanh, … để hạn chế cỏ dại, xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1 – 2 và vụ thu tháng 8 – 9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ, một năm xới gốc 2 – 3 lần.

Tưới nước cho cây vải giai đoạn quả đang lớn

6.2 Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình cho cây vải không hạt

* Cắt tỉa tạo hình cho vườn vải không hạt thời kỳ kiến thiết cơ bản

- Tạo cành cấp 1: Khi cây đạt chiều cao 45 – 50 cm, cần bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Chỉ để lại 3 – 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng. Các cành cấp 1 thường chọn cành khỏe, ít cong queo, cách nhau 7 – 10 cm trên thân chính và tạo với thân chính một gốc xấp xỉ 450 – 600 để khung tán đều và thoáng.

Kỹ thuật cắt tỉa cây vải không hạt

- Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài 25 – 30 cm, ta bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Thông thường trên cành cấp 1 chỉ giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về góc độ và hướng.

- Tạo cành cấp 3: Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho những năm sau. Các cành này phải khống chế để chúng không giao nhau và sắp xếp theo các hướng khác nhau để cây quang hợp dược tốt.

* Cắt tỉa hàng năm cho vườn vải không hạt

- Cắt tỉa vụ xuân: Được tiến hành vào giữa tháng tháng 2 đến giữa tháng 3; Cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành mang sâu bệnh và những cành mọc lộn xôn trong tán, những chùm hoa nhỏ, thưa, mọc sâu trong tán, chùm hoa bị sâu bệnh. Với cây khỏe mạnh, chăm sóc tốt thì có thể tỉa bỏ 20 – 30% số chùm hoa, nhưng cây yếu cần tỉa bỏ nhiều hơn.

Kỹ thuật cắt tỉa sau thu hoạch

- Cắt tỉa vụ hè: Được tiến hành sau khi thu quả vào cuối tháng 6 đến đầu tháng 7; Tỉa bỏ các cành khô, cành sâu bệnh và các cành hè mọc quá dài. Khi lộc thu hình thành mọc dài khoảng 10 cm, tỉa bỏ những mầm yếu, mọc không hợp lý và chọn để lại 1 – 2 cành thu trên mỗi cành mẹ.

6.3 Kỹ thuật bón phân cho cây vải không hạt

* Bón phân cho cây vải không hạt giai đoạn kiến thiết cơ bản

- Liều lượng bón tính cho 1 gốc cây: Đạm ure 0,1 – 0,15 kg + Lân super 0,3 – 0,5 kg + Kaliclorua -,1 – 0,15 kg. Chia đều cho 3 – 4 lần bón cho cây/năm.

- Thời điểm bón các đợt trong năm: Đợt 1 vào tháng 2 để thúc đẩy ra cành mùa xuân; Đợt 2 vào tháng 5 để thúc đẩy ra cành mùa hè; Đợt 3 vào tháng 8 để thúc đẩy ra cành mùa thu; Đợt 4 vào vụ đông tháng 11 bón super lân và kaliclorua tăng cường khả năng chống rét cho cây.

Xem thêm < Chế phân sinh học BIO - FA Kiểm soát, phòng ngừa bệnh cho cây trồng >

- Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản cứ cách 1 năm lại bón cơ bản thêm phân hữu cơ (30 – 50 kg/gốc) và vôi bột (2 – 5 kg/gốc) vào tháng 7 và tháng 8. Mỗi năm sau lượng bón tăng thêm 40 – 60% so với năm trước tùy thuộc vào tình hình sinh trưởng của cây.

- Phương pháp bón: Hòa phân vô cơ với nước phân chuồng ủ kỹ để tưới cho cây, tưới cách gốc 15 – 20 cm. Cuốc 3 – 4 hố sâu 5 – 7 cm xung quanh tán, bón phân rồi lấp đất. Rắc xung quanh hình chiếu cách gốc 15 – 20 cm khi trời có mưa rào hoặc tưới nước.

* Bón phân cho cây vải không hạt giai đoạn cho quả (từ năm thứ 3 trở đi)

- Liều lượng bón tính cho 1 gốc/năm: Đạm ure 0,2 – 0,5 kg + phân lân super 0,5 – 1,0 kg + phân kali 0,2 – 0,5 kg. Ngoài ra, nên phun 2 – 3 lần phân bón lá , mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày trước khi và sau khi hoa nở 10 ngày để cung cấp phân vi lượng cho cây tăng độ đậu quả. Hàng năm bón bổ sung 30 – 50 kg phân hữu cơ và 2 – 5 kg vôi trên mỗi gốc cây. Mỗi năm sau lượng phân bón tăng thêm 40 – 60% tùy theo tình hình sinh trưởng và phát triển của cây.

Bón phân vô cơ cho cây vải không hạt

- Thời điểm bón: Lượng phân bón chia đều cho các lần bón trong năm; Mỗi năm bón làm 3 đợt: Đợt 1 khi quả bằng hạt mây, đợt 2 khi quả tạo cùi, đợt 3 sau khi thu hoạch 15 ngày.

- Cách bón: Đối với phân hữu cơ: Đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 20 – 30 cm, sâu 30 cm, rải phân, lấp đất vào tưới nước giữ ẩm. Hoặc có thể đào 3 rãnh theo hình vành khăn xung quanh tán để bón, sau bón tiếp phần còn lại. Đối với phân vô cơ: Khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu của tán, sau đó tưới nước để hòa tan phân. Khi trời khô hạn cần hòa tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đấ và tưới.

7. Biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây vải không hạt

- Một số đối tượng sâu bệnh hại cây vải không hạt cần lưu ý:

Phun thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh hại cây vải không hạt

* Bọ xít nâu: Biện pháp phòng trừ: Vào mùa đông rung cây vào buổi sáng sớm khi lá còn ướt sương cho bọ xít rơi xuống, tập trung lại và đốt. Ngắt các lá có ổ trứng ở mặt dưới đem tiêu huỷ. Phun thuốc diệt bọ xít non bằng Dipterex 0,3%; Sherpa 0,2%.

* Sâu đục đầu quả: Phòng trừ bằng cách quét dọn cành lá khô, quả rụng làm giảm nguồn sâu; Khống chế lộc đông; Phun thuốc phòng trừ vào các đợt cuối các tháng 3, 4, 5 và trước thu hoạch 15 - 20 ngày bằng Regent 0,05% để phòng trừ.

* Rệp hại hoa, quả non: Sử dụng các loại thuốc ít ảnh hưởng đến hoa, quả non như Trebon 0,2%; Sherpa 0,2% phun kép 2 lần, lần 1: khi rệp xuất hiện, lần 2: sau 5 – 7 ngày vào lúc chiều mát.

Một số sâu bệnh hại cây vải không hạt

* Sâu đục thân cành: Biện pháp phòng trừ: Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non. Sau thu hoạch quét vôi vào gốc cây để diệt trứng. Phun các loại thuốc xông hơi như Ofatox 0,1%; Sumicidin 0,2% sau sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.

* Ngài chích hút : Diệp bằng cách xông khói xua đuổi.  Bẫy ngài bằng lồng lưới. Bẫy bằng bả hoá học: Naled 5% + Metyl Eugenol 95% + dịch nước cam, dứa, chuối, mía, mít (100 m2/1 bả).

* Nhện lông nhung hại vải : Biện pháp phòng trừ: Thu gom các lá rụng và cắt bỏ các cành bị hại nặng đem đốt. Sau thu quả và vụ đông cắt tỉa cho cây thông thoáng, làm vệ sinh vườn để giảm bớt điều kiện hoạt động của nhện. Sử dụng thuốc: Regent 0,1%; Pegasus 0,1%; Ortus 0,1% có tác dụng diệt nhện trưởng thành tốt. Phun cho mỗi đợt lộc 2 lần: lần 1 nhú lộc, lần 2 lộc ra rộ.

* Câu cấu hại vải: Sử dụng các loại thuốc Sherpa 0,1%; Sumicidin 0,1%, supraside 0,15% phun vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm.

* Bệnh mốc sương: Sau thu hoạch cắt tỉa cành khô, cành bệnh, tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh. Phun phòng bằng Boocdo (1%), Oxiclorua Đồng (0,3%). Khi thấy xuất hiện bệnh trên hoa quả, dùng Ridomil MZ-72 (0,2%) để phòng trừ.

Một số bệnh hại cây vải không hạt

* Bệnh sém mép lá: Tiến hành cắt bỏ những cành lá bị bệnh đem đốt tránh lây lan nguồn bệnh. Phun Boocdo 1%, Ridomil MZ-72 0,2%.

* Bệnh thán thư : Sau thu hoạch cắt tỉa cành khô, cành bệnh, gom lại và tiêu hủy. Phun phòng thuốc vào vụ thu đông bằng Score 0,05%, Oxiclorua Đồng 0,3%, Bavistin 0,1%.

8. Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản vải không hạt

- Chấm dứt phun xịt thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích sinh trưởng trước khi thu hoạch vải vải không hạt 10 – 15 ngày
- Nên thu hoạch khi quả vải không hạt đạt độ chín sinh lý để quả vải không hạt có chất lượng ngon nhất và bảo quản lâu hơn. Thời điểm thu hoạch vải không hạt tốt nhất là vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tránh ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào trái làm tăng nhiệt độ trong quả, gây mất nước ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian bảo quản.

Kỹ thuật thu hoạch vải không hạt

- Dụng cụ thu hoạch quả vải không hạt như kéo cắt cành phải sắc, bén. Chùm quả sau khi cắt được đựng trong giỏ, sọt, để trong mát, phân loại sơ bộ và vận chuyển ngay về nhà đóng gói càng sớm càng tốt. Các dụng cụ như dao, kéo, giỏ, sọt… được dùng trong thu hoạch vải không hạt nhiều lần phải được chùi rửa, vệ sinh, sát trùng, bảo quản cẩn thận.

- Sản phẩm vải không hạt sau thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với đất, hạn chế để qua đêm.

- Không chất quả vải không hạt quá đầy giỏ, sọt khi vận chuyển, giỏ, sọt phải được bao lót kỹ, che phủ bằng giấy hoặc lá để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào quả và tổn thương quả do va chạm trong khi vận chuyển.

Mùa vải không hạt chín tại Bắc Giang

Nguồn: Admin tổng hợp - NO
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status