Cách kích chồi mầm cây hoa hồng lên tua tủa cho hoa nở đúng dịp tết

Cây trồng liên quan: Cây hoa hồng
Dinh dưỡng liên quan: Xitôkinin - Cytokinin

Cây hoa hồng là cây trồng mà được nhiều người ưa thích bởi vẻ đẹp tinh tế, uyển chuyển, sang trọng, kiêu xa,… nó hội tụ những nét đẹp của nhiều loại hoa mà mang trong mình. Tuy nhiên để cho cây hoa hồng có được vẻ đẹp tinh tế đó, thì đòi hỏi người trồng chăm sóc cây hoa thật tỉ mỉ và chính xác.

Tại sao cây hoa hồng vươn cao nhưng lại ít nhánh tán? Tại sao cây hoa hồng chăm sóc tốt mà ít hoa? Làm thế nào để cho cây hoa hồng bật nhiều chồi? Nên sử dụng phân bón gì giúp cho cây hoa hồng ra nhiều chồi, mầm đẹp? Cách chăm sóc cho cây hoa hồng ra nhiều hoa? Cách chăm sóc cho cây hoa hồng nở bông to đẹp? Nên bón phân cho cây hoa hồng vào thời điểm nào giúp cây ra hoa tốt nhất và cho chồi to khỏe?... Rất nhiều những câu hỏi được các bạn trồng hoa và các nhà vườn gửi về và chia sẻ cách chăm sóc cho cây hoa hồng bật chồi mầm lên tua tủa. Bài viết dưới đây Cẩm nang cây trồng xin chia sẻ đến bạn đọc kinh nghiệm của một số nhà vườn chăm sóc cây hoa hồng bật mầm, chồi đỏ và cho hoa nở đúng dịp tết

Chăm sóc cho cây hoa bật mầm, chồi tua tủa

Chăm sóc cho cây hoa bật mầm, chồi tua tủa

1. Kỹ thuật tạo đất tơi xốp cho cây hoa hồng khỏe mạnh

- Để cây hoa hồng có thể sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, cây cho ra lộc đỏ nhiều người trồng cần nắm rõ được sự sinh trưởng và nhu cầu dinh dưỡng cũng như kỹ thuật chăm sóc cho cây hoa hồng. Chính vì vậy, chăm sóc cây hoa hồng tại nhà hay ở những khu vườn trồng hoa, đồi cần phải chăm sóc tỉ mỉ và cần nhiều công sức đối với cây hoa hồng.

- Yếu tố đất trồng cây hoa hồng là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa hồng, cũng như năng suất chất lượng khi cây hoa hồng cho ra hoa có to đẹp hay không.

- Biện pháp cải tạo đất tơi xốp cũng là một trong những biện pháp xử lý giúp cây hoa sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, cây có bộ rễ chắc khỏe, cây ít bị sâu bệnh hại tấn công. Hoa hồng cần đất trồng tơi xốp, giàu dinh dưỡng, nhiều mùn, thoát nước tốt giúp cây phát triển.

Amino Acid (Axit Amin) dạng bột tan 100%

Xem thêm - Amino Acid (Axit Amin) dạng bột tan 100%

- Trồng cây hoa hồng trong chậu cần chú ý đến việc lựa chọn giá thể trồng cây, nó quyết định đến sự phát triển khỏe mạnh của cây. Cần chuẩn bị giá thể trồng phù hợp với từng loại giống cây hoa hồng.

Xem thêm: Loại đất trồng nào phù hợp với cây hoa hồng

2. Kỹ thuật cắt tỉa cành hoa hồng

- Việc cắt tỉa cho cây hoa hồng rất quan trọng, bởi nó là một trong những yếu tố quyết định cây hoa hồng có bộ tán đẹp hay không? Có nhiều chồi nhánh hay không? Có nhiều hoa hay không? Đối với cây hoa hồng.

- Nên cắt tỉa cành hoa hồng sau khi cây hoa đã cho hoa tàn, cắt tỉa một cách đồng loạt để giúp cho mầm, chồi ra đồng loạt. Cắt tỉa những bông hoa tàn từ 2-3 mắt lá.

Cắt tỉa cành kích thích hoa hồng bật chồi

Cắt tỉa cành kích thích hoa hồng bật chồi

- Lưu ý: Không nên cắt sát cành hoa sát với bông hoa, sẽ khiến mầm, chồi mới ra rất nhỏ và yếu. Việc cắt gần hay cắt xa cũng là yếu tố quyết định đến việc cây hoa hồng ra sớm hay muộn để có thể điều chỉnh cây.

Xem thêm: Cách cắt tỉa, tạo tán cho cây hoa hồng đúng cách cho bông to khỏe

3. Cung cấp dinh dưỡng cho cây hoa hồng

- Khi chăm sóc cây hoa hồng bạn cần chú ý đến thời giăn bón phân cung cấp dinh dưỡng cho cây hoa hồng giúp cây phát triển đồng đều. Không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, cần cung cấp đúng-kịp-đủ lượng phân bón cần thiết cho cây.

+ Đúng loại phân bón nhu cầu cho cây theo từng giai đoạn sinh trưởng cho cây.

+ Kịp thời bón phân cho cây hoa hồng. Tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây hoa hồng mà bón phân đúng lúc cho cây phát triển.

+ Đủ: cần cung cấp đủ lượng phân bón cần thiết cho cây hoa hồng, không thừa, không thiếu phân.

Xem thêm: Thời điểm thích hợp bón phân cho cây hoa hồng

- Cung cấp dinh dưỡng cho cây hoa hồng vào đúng thời điểm là điều quyết định đến chất lượng hoa và sự bật mầm, chồi của cây hoa hồng.

Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cây hoa hồng bật mầm tua tủa

Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cây hoa hồng bật mầm tua tủa

- Khi chăm sóc cây hoa hồng bạn cần chú ý đến đặc điểm hình thái bên ngoài của cây thường xuyên, khi cây thiếu dinh dưỡng sẽ cho thân cây gầy, cao, lá có màu xanh nhạt lúc này cây hoa hồng cần bổ sung dinh dưỡng cho cây. Lúc này bạn nên bổ sung thêm phân bón lá cho cây kết hợp với gốc định kỳ 1 tháng/lần.

Xem thêm: Cách phối trộn phân bón cung cấp cho cây hoa hồng

4. Sử dụng phân bón giúp cây hoa hồng bật mầm chồi

- Để cây hoa hồng lên nhiều chồi đỏ, chồi mập mạp, giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh nhiều nhà vườn đã chia sẻ cho chúng tôi cách sử dụng chất điều hòa sinh trưởng Cytokinin 6BA trên cây hoa hồng.

Cytokinin - 6BA 99% (Siêu kích chồi, bật búp) Hormone 6-BAP

Xem thêm - Cytokinin - 6BA 99% (Siêu kích chồi, bật búp) Hormone 6-BAP

- Qua tìm hiểu và thực nghiệm với một số vườn cây hoa hồng chúng tôi nhận thấy rằng Cytokinin 6BA là một hoạt chất giúp phân hóa các tế bào mầm hoa, kích thích cây ra chồi, mầm hoa và đánh thức mắt ngủ của cây hoa hồng. Giúp cho các chồi, mầm hoa to mập, hoa nở đúng điều kiện mong muốn của người trồng. Hoa nở bông to, đều màu và cánh hoa dày mịn.

Sự khác biệt giữa cây hoa hồng sử dụng Cytokinin 6BA

Sự khác biệt giữa cây hoa hồng sử dụng Cytokinin 6BA

- Bạn có thể sử dụng với nồng độ dung dịch phun 40-50ppm. Hòa 2g Cytokinin 6BA với 1g K2CO3 (hoặc thuốc muối Nabica) cho vào 1 lít nước khuấy cho đến khi tan hết. Sau đó bổ sung nước vào đủ 40-50 lít nước, khuấy đều đến tan hết. Phun 1 lần duy nhất vào giai đoạn đầu để kích chồi mầm.- Tuy nhiên đặc tính của Cytokinin 6BA là không tan trong nước chính vì vậy khi pha dung dịch cần pha với dung môi để hòa tan hoàn toàn.

Trên đây là biện pháp kích thích mọc mầm chồi cây hoa hồng, giúp cây phát triển khỏe mạnh, cho hoa to đều màu. Chúc bạn thành công!

Nguồn: Admin tổng hợp LP
Bài liên quan
DMCA.com Protection Status